Hạnh phúc khi có điểm tựa tinh thần, hậu phương vững chắc

Gia đình của mỗi người lính đều có một câu chuyện riêng với nhiều cung bậc cảm xúc, nhưng ở họ đều có điểm chung chính là sự xa cách càng làm cho tình cảm vợ chồng thêm gắn bó và thấu hiểu. Không có nhiều thời gian dành cho nhau nên họ luôn trân trọng những giây phút hiếm hoi được ở bên nhau. Những người vợ lính chính là điểm tựa tinh thần, hậu phương vững chắc để những “người lính Cụ Hồ” yên tâm công tác, quyết tâm giữ bình yên và hạnh phúc cho nhân dân. Với những cán bộ, chiến sĩ làm việc trong lực lượng vũ trang nói chung, Bộ đội Biên phòng nói riêng thì hậu phương vững chắc của các anh đó chính là những người vợ đảm đang, luôn gánh vác việc gia đình. Đó là nguồn động viên lớn, động lực để các anh yên tâm làm việc, cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng bảo vệ chủ quyền, an ninh của Tổ quốc.

Mỗi lần vào thăm ba 2 đứa con luôn quấn lấy anh

Trong dịp, tháp tùng cùng đoàn công tác về thăm và tặng quà cho chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động, BĐBP tình Long An (thị xã Kiến Tường), tình cờ bắt gặp hình ảnh hạnh phúc gia đình quân nhân Đại uý Tô Thanh Chương, Đại đại đội trưởng Đại đội huấn luyện, tiểu đoàn Huấn luyện –  Cơn động và chị Lê Thị Hoè vui đùa dưới gốc cây trong khuôn viên đại đội, sau khi đón con đi học về chị đưa con vào đơn vị thăm anh, phút giây hạnh phúc ngắn ngủi ấy chỉ vọn vẹn trong thời gian nhất định, khi ánh mặt trời vừa khuất sau rặng cây thì anh lại phải tiếp tục công việc của người chỉ huy làm công tác huấn luyện.

Được biết, tình yêu “thanh mai trúc mã” của anh chị được lớn lên từng ngày trên làng quê yêu dấu, khi cả hai còn cắp sách đến trường và cũng chính tình yêu cả hai cùng nhau phấn đâu trong học tập, tốt nghiệp THPT anh thi vào quân đội, chị thi vào trường cao đẳng kinh tế Quy Nhơn. Suốt tuổi thơ cả hai luôn cùng nhau học tập, cùng nhau sẽ chia thế nên khi phải xa nhau lại càng nhớ thương da diết. Cả hai cùng quyết tâm học tập, rèn luyện để trao dồi kiến thức, cùng nhau động viên vượt qua khó khăn. Với quan điểm muốn có cuộc sống “hạnh phúc” thì cần phải có kiến thức, có trình độ, năng lực, phẩm chất.

Đại uý Tô Thanh Chương bộc bạch tâm sự: Chúng tôi sinh ra lớn lên trên mảnh đất quê hương có truyền thống cách mạng, thuộc xã Đồng Văn còn vợ ở xã Thanh Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, trước đây 2 xã có chung một trường nên ngày ngày hai đứa cùng gặp gỡ trao đổi trong học tập, lên cấp 3 tuy cùng khối nhưng khác lớp nhưng cả hai luôn dành cho nhau những tình cảm yêu thương không chỉ lo cho nhau trong học tập mà ngay cả những lúc mưa gió hay mua đông rét mướt anh luôn là chỗ dựa để chị vững tâm vào việc học.

Cũng như bao thanh niên khác ngay từ ngày còn nhỏ ước mơ lớn lên được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh của rừng núi quê hương, với ước mong đó năm 2010 sau khi tốt nghiệp PTTH tôi đăng ký thi vào quân sự còn chị thi vào kinh tế. Năm 2014 anh tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân, được sự phân công của trên anh vào Long An nhận công tác trong lực lượng BĐBP tỉnh và điều động về công tác tại đồn Biên phòng Bến Phố, năm 2015 anh điều động về công tác tại Tiểu đoàn Huấn luyện – Cơ động cho đến nay. Tình yêu của anh được vun đắp xây dựng bởi 2 gia đình nên sau khi anh tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân, năm 2016 anh chị được gia đình tổ chức hỏi cưới do tính chất của người lính “quân hàm xanh” là đóng quân nơi biên giới, anh thường xuyên công tác xa nhà, không thể ngày ngày ở bên gia đình, chăm sóc vợ con, cũng là từng đó thời gian chị Hoè ở nhà gánh vác việc gia đình chị vừa làm mẹ, làm cha của các con; làm người con chăm lo chu toàn hai bên gia đình nội ngoại.

Chị Lê Thị Hòe cùng con vào thăm chồng

Còn về chị Lê Thị Hoè vợ anh Tô Thanh Chương vừa làm việc công ty vừa chăm sóc gia đình, gánh vác trên mình 2  trọng trách lớn nhưng với sự mạnh mẽ của mình chị luôn vượt qua tất cả,  khi nhắc đến người chồng của mình, ánh mắt chị dấy lên đầy niềm vui và niềm tự hào, tình yêu của chị giành cho anh nó thật bình dị mà cao cả. Với anh, chị luôn là hậu phương vững chắc và điểm tựa tinh thần giúp anh yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ mà cơ quan giao phó. Có thể nói chị Hoè là một người luôn cháy bừng nhiệt huyết đam mê và tràn đầy năng lượng, ai gặp chị rồi cũng cảm nhận được sự mạnh mẽ đó, ở chị còn toát lên vẻ rắn rỏi của người vợ chiến sĩ quân đội như chính người chồng thân yêu của chị.

Chị Lê Thị Hoè tâm sự: Khi còn yêu nhau, tôi cố chấp, ương bướng và dỗi hờn khi anh quyết định thi vào quân đội. Đã phải mất một thời gian dài tôi giận dỗi và học cách quen mỗi khi thiếu vắng anh cạnh bên. Nhưng rồi, từng ngày từng ngày trôi qua chính tôi lại là người thay đổi, tôi bị anh cảm hóa bằng tình yêu nghề, bằng nhiệt huyết và sự can trường của một người chiến sĩ luôn hết mình vì công việc, khi anh tốt nghiệp ra trường được điều động vào tận biên giới Long An thì hình ảnh của anh và đồng đội ngày đêm không quản ngại khó khăn tuần tra bảo vệ biên giới, và những đêm trắng để giữ gìn an ninh trật tự cho bao giấc ngủ yên bình lại làm tôi trân quý hơn. Yêu anh tôi hiểu hơn về công việc anh làm, những vất vả anh đang trải qua. Cũng từ bao giờ tôi yêu luôn bộ quân phục anh mặc. Mỗi lần anh mặc lên mình bộ quân phục, tôi cảm nhận được sự vững chãi trong anh, tự hào từ khí chất của anh toát ra một người chiến sĩ Biên phòng, là niềm kiêu hãnh của tôi mỗi khi trò chuyện với con về hình ảnh đẹp của những người lính kiên cường, bất khuất, không sợ hiểm nguy, để giữ bình yên nơi biên giới.

Năm 2018 sinh con đầu lòng, chồng công tác xa, chị không làm ở công ty mà chuyển qua học nghề Spa, sau đó về sinh sống tại thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An nơi anh công tác cho đến nay, mỗi buổi chiều dù tất bật với công việc nhưng chị vẫn dành thời gian để chở con vào đơn vị thăm anh, động viên anh. Khi hỏi chị cảm nhận thế nào khi làm vợ lính chị tâm sự: “Từ ngày là vợ anh, tôi cũng hiểu thế nào là sự hy sinh của một người lính, tôi hiểu thế nào là trọng trách mà anh luôn phải gánh trên vai và tôi hiểu được giá trị của hậu phương là gì và đằng sau sự vững tâm học tập, công tác của những người lính. Anh cũng dạy cho tôi sự can trường để đối diện với cuộc sống, rằng dù cuộc sống có như thế nào cũng không được yếu đuối, rằng phải cố gắng vươn lên…”

Chia tay gia đình anh chị tôi lại trân trọng hơn, xin cảm ơn, những người vợ lính luôn hiến dâng, chẳng tính toán cho mình yêu quê hương, mà thầm lặng hy sinh hoa hồng đỏ, suốt đời lung linh mãi… Lòng yêu thương, sự tự hào, trân trọng công việc của chồng của những người vợ lính đã vượt lên trên hết những thiếu thốn tình cảm, vất vả, thiệt thòi thường nhật. Là vợ Bộ đội Biên phòng giữa thời bình cũng lặng lẽ hy sinh để làm hậu phương vững chắc, điểm tựa tinh thần để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ biên phòng xả thân, hết mình bảo vệ biên cương Tổ quốc.

Hùng Hoàng – Bảo Châu

Để lại một bình luận